Nét mới trong tổ chức lễ tang của người Thái của xã Trung Xuân

Ngày 13/04/2018 08:09:29

Nét mới trong tổ chức lễ tang của người Thái của xã Trung Xuân

 Nét đổi mới trong tổ chức lễ tang hiện nay của người Thái ở xã Trung Xuân
 

Tục ngữ Thái có câu: “Dặc đí chón bon mạ, dặc kha chón bòn hườn” (Tốt đẹp nhờ mồ nhờ mả, khấm khá nhờ nơi dựng nhà). Do đó, việc tang của người Thái thường được tổ chức rất chu đáo. Trong tâm thức của người Thái nói chung và người Thái Quan Sơn nói riêng thì một người chết đi là bắt đầu tiếp tục cuộc sống ở bên kia thế giới. Do có niềm tin về sự tồn tại của linh hồn sau khi chết nên họ đã chuẩn bị mọi thứ cần thiết để người quá cố về sống với tổ tiên. Các nghi lễ nhằm báo hiếu với người đã khuất, thể hiện tình sâu, nghĩa nặng của con cháu trước sự chứng kiến của bà con làng xóm. 

Trước đây khi có người chết, người Thái tổ chức tang với những hủ tục rất phức tạp như: Để người chết trong nhà 2 - 3 ngày mới chọn được giờ đi chôn, trong đám thường mổ trâu, bò, lợn, gà cúng người chết, tổ chức ăn uống trong thời gian dài, chọn chỗ chôn người dựa vào tung quả trứng… Cùng với thời gian tổ chức tang , rất nhiều những điều kiêng kỵ, việc làm đó là rất lạc hậu, bắt  nguồn từ quan niệm cổ xưa và được thực hiện từ khi có người chết đến khi mãn tang, cách thức tổ chức thực hiện trong từng công việc được quy định rất chi tiết, cụ thể, khi đến đám tang phải ở lại với gia đình có người quá cố, vì người Thái quan niệm quý nhau thì lúc này phải ở với nhau để chia sẻ … 

Thực hiện nếp sống văn minh, xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư gắn với xây dựng nông thôn mới, những năm gần đây, đặc biệt từ khi nhân dân được học tập, thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/HU, ngày 04/4/2017 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Quan Sơn (khóa V) về “Tăng cường công tác tư tưởng, nhanh chóng thay đổi tư duy, tập quán canh tác, thói quen, sinh hoạt lạc hậu trong nhân dân; phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của đồng bào các dân tộc nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, sớm đưa Quan Sơn trở thành huyện khá”, nghi lễ ma chay của người Thái ở Trung Xuân đã có nhiều nét đổi mới vừa giữ gìn bản sắc dân tộc, phù hợp với xây dựng đời sống văn hóa, chống lãnh phí, tốn kém thời gian, tiền của, vừa đảm bảo về môi trường. Đảng bộ xã Trung Xuân đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, bài trừ hủ tục lạc hậu trong việc tang, thay đổi tư tưởng, thói quen sinh hoạt lạc hậu trong nhân dân đến nay đã đạt được kết quả tích cực. Đại bộ phận nhân dân nhận thức sâu sắc việc thay đổi tư tưởng lạc hậu, thói quen sinh hoạt, tập quán canh tác lạc hậu là việc làm cần thiết, tạo động lực để phát triển kinh tế - xã hội trong nhân dân, cùng với việc thực hiện nghiêm quy ước bản. Hiện nay đám tang diễn ra nhanh gọn, không để người chết quá 24 tiếng mới đi chôn; các nghi lễ thực gọn nhẹ; không tổ chức ăn uống nhiều người và nhiều bữa ăn, chỉ những người trực tiếp phục vụ đám tang mới ở lại ăn cơm, khách đến viếng xong sẽ ra về. Về thực phẩm, chỉ dùng vài chục kg thịt lợn cùng với gà để làm lễ. Việc tìm nơi chôn cất cũng được thực hiện theo quy định, không được chiếm nhiều diện tích, theo hàng. Việc “làm vía” và lễ mãn tang cũng được tổ chức đơn giản, thường thì chỉ làm vía 01 lần ngay sau khi chôn cất, đến 3 tháng sau làm lễ mãn tang; có những trường hợp để tránh tốn kém, công sức, việc làm vía và lễ mãn tãng được thực hiện luôn trong thời gian diễn ra tang lễ.  

Việc đổi mới tư duy trong nghi lễ tang ma ở xã Trung Xuân đã góp phần mang lại đời sống văn hóa mới, nếp sống văn minh trên địa bàn. Các hủ tục lạc hậu được bài trừ, vừa chống lãng phí, tiết kiệm thời gian, tiền của, vừa đảm bảo sức khỏe, chống lây nhiễm bệnh tật, đảm bảo vệ sinh môi trường, từ đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã - hội ở địa phương./.

                                                                                                                                                                                             Nguồn: Huyenquanson.vn

Nét mới trong tổ chức lễ tang của người Thái của xã Trung Xuân

Đăng lúc: 13/04/2018 08:09:29 (GMT+7)

Nét mới trong tổ chức lễ tang của người Thái của xã Trung Xuân

 Nét đổi mới trong tổ chức lễ tang hiện nay của người Thái ở xã Trung Xuân
 

Tục ngữ Thái có câu: “Dặc đí chón bon mạ, dặc kha chón bòn hườn” (Tốt đẹp nhờ mồ nhờ mả, khấm khá nhờ nơi dựng nhà). Do đó, việc tang của người Thái thường được tổ chức rất chu đáo. Trong tâm thức của người Thái nói chung và người Thái Quan Sơn nói riêng thì một người chết đi là bắt đầu tiếp tục cuộc sống ở bên kia thế giới. Do có niềm tin về sự tồn tại của linh hồn sau khi chết nên họ đã chuẩn bị mọi thứ cần thiết để người quá cố về sống với tổ tiên. Các nghi lễ nhằm báo hiếu với người đã khuất, thể hiện tình sâu, nghĩa nặng của con cháu trước sự chứng kiến của bà con làng xóm. 

Trước đây khi có người chết, người Thái tổ chức tang với những hủ tục rất phức tạp như: Để người chết trong nhà 2 - 3 ngày mới chọn được giờ đi chôn, trong đám thường mổ trâu, bò, lợn, gà cúng người chết, tổ chức ăn uống trong thời gian dài, chọn chỗ chôn người dựa vào tung quả trứng… Cùng với thời gian tổ chức tang , rất nhiều những điều kiêng kỵ, việc làm đó là rất lạc hậu, bắt  nguồn từ quan niệm cổ xưa và được thực hiện từ khi có người chết đến khi mãn tang, cách thức tổ chức thực hiện trong từng công việc được quy định rất chi tiết, cụ thể, khi đến đám tang phải ở lại với gia đình có người quá cố, vì người Thái quan niệm quý nhau thì lúc này phải ở với nhau để chia sẻ … 

Thực hiện nếp sống văn minh, xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư gắn với xây dựng nông thôn mới, những năm gần đây, đặc biệt từ khi nhân dân được học tập, thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/HU, ngày 04/4/2017 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Quan Sơn (khóa V) về “Tăng cường công tác tư tưởng, nhanh chóng thay đổi tư duy, tập quán canh tác, thói quen, sinh hoạt lạc hậu trong nhân dân; phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của đồng bào các dân tộc nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, sớm đưa Quan Sơn trở thành huyện khá”, nghi lễ ma chay của người Thái ở Trung Xuân đã có nhiều nét đổi mới vừa giữ gìn bản sắc dân tộc, phù hợp với xây dựng đời sống văn hóa, chống lãnh phí, tốn kém thời gian, tiền của, vừa đảm bảo về môi trường. Đảng bộ xã Trung Xuân đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, bài trừ hủ tục lạc hậu trong việc tang, thay đổi tư tưởng, thói quen sinh hoạt lạc hậu trong nhân dân đến nay đã đạt được kết quả tích cực. Đại bộ phận nhân dân nhận thức sâu sắc việc thay đổi tư tưởng lạc hậu, thói quen sinh hoạt, tập quán canh tác lạc hậu là việc làm cần thiết, tạo động lực để phát triển kinh tế - xã hội trong nhân dân, cùng với việc thực hiện nghiêm quy ước bản. Hiện nay đám tang diễn ra nhanh gọn, không để người chết quá 24 tiếng mới đi chôn; các nghi lễ thực gọn nhẹ; không tổ chức ăn uống nhiều người và nhiều bữa ăn, chỉ những người trực tiếp phục vụ đám tang mới ở lại ăn cơm, khách đến viếng xong sẽ ra về. Về thực phẩm, chỉ dùng vài chục kg thịt lợn cùng với gà để làm lễ. Việc tìm nơi chôn cất cũng được thực hiện theo quy định, không được chiếm nhiều diện tích, theo hàng. Việc “làm vía” và lễ mãn tang cũng được tổ chức đơn giản, thường thì chỉ làm vía 01 lần ngay sau khi chôn cất, đến 3 tháng sau làm lễ mãn tang; có những trường hợp để tránh tốn kém, công sức, việc làm vía và lễ mãn tãng được thực hiện luôn trong thời gian diễn ra tang lễ.  

Việc đổi mới tư duy trong nghi lễ tang ma ở xã Trung Xuân đã góp phần mang lại đời sống văn hóa mới, nếp sống văn minh trên địa bàn. Các hủ tục lạc hậu được bài trừ, vừa chống lãng phí, tiết kiệm thời gian, tiền của, vừa đảm bảo sức khỏe, chống lây nhiễm bệnh tật, đảm bảo vệ sinh môi trường, từ đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã - hội ở địa phương./.

                                                                                                                                                                                             Nguồn: Huyenquanson.vn