Thu hoạch cây gai xanh ở Bản Muỗng

Ngày 31/10/2022 11:08:44

         Bản Muỗng là bản đầu tiên của xã Trung Xuân, huyện Quan Sơn trồng cây gai xanh bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập cho bà con nông dân.

 

198d5220841t56556l0.jpg
         Để thực hiện Đề án phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh phục vụ Nhà máy sản xuất sợi dệt An Phước tại xã Cẩm Tú, huyện Cẩm Thuỷ đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, huyện Quan Sơn đã và đang chỉ đạo các xã, thị trấn tích cực đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đưa cây gai xanh thay thế một số cây trồng kém hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập của người dân.

 

 198d5220558t49794l0.jpg

 

         Trung Xuân là xã đầu tiên của huyện Quan Sơn trồng cây gai xanh, tổng diện tích cây gai xanh toàn xã hiện nay là 24 ha; trong đó cây gai xanh được trồng nhiều nhất ở bản Muỗng, bản La, bản Phú Nam.

 

 198d5222050t53330l0.jpg

         Bản Muỗng là bản tiên phong trong việc đưa cây gai xanh thay thế cho các loại cây kém hiệu quả. Bản có 39 hộ thì có 10 hộ tiên phong trồng cây gai xanh từ năm 2021, với tổng diện tích toàn bản là 7 ha. Cây gai xanh phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng ở bản Muỗng nên sinh trưởng và phát triển tốt.

 

 198d5220954t67111l0.jpg

 

          Những ngày này, bà con bản Muỗng, xã Trung Xuân đang thu hoạch vụ cây gai xanh thứ 4 trong năm. Để thuận lợi cho việc chăm sóc, thu hoạch, bản Muỗng đã thành lập tổ hợp tác cây gai xanh với 10 hộ tham gia. Thành viên trong tổ hợp tác được hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây gai, hỗ trợ kinh phí mua giống, vật tư, máy tuốt vỏ gai, phân bón...

 

 198d5222030t35634l0.jpg

 

       Gia đình ông Hà Văn Thế, bản Muỗng là 1 trong 10 hộ của bản mạnh dạn trồng cây gai xanh thay thế cho các loại cây trồng năng suất thấp. Ông cho biết: Gia đình ông có 8.000 m2 đất trồng cây gai xanh. Đây là giống cây có tuổi đời từ 7-10 năm, chỉ cần xuống giống một lần thì khoảng 10 năm sau mới phải trồng lại, trung bình 50 ngày cây gai cho thu hoạch một lần nên hiệu quả kinh tế mang lại tương đối cao.

 

 198d5222853t53809l0.jpg

 

           Ông Thể cho biết thêm, hiện nay giá nhà máy sản xuất sợi dệt An Phước (Cẩm Thuỷ) thu mua là 47.000 đồng/kg vỏ gai khô loại 1.

 

 198d5223236t93887l0.jpg

 

        Anh Hà Văn Hiếm, bản Muỗng có 1 ha trồng cây gai xanh, hiện nay cây gai xanh cũng đang được gia đình thu hoạch lứa thứ 4 để nhập cho nhà máy sản xuất sợi dệt An Phước. Trung bình 1 ha, gia đình anh Hiếm thu hoạch 7 tạ, với giá 47.000 đồng/kg vỏ gai khô, so với giá các loại cây ngô, sắn, lúa thì cây gai cho thu hoạch gấp nhiều lần.

 

 198d5224300t52479l0.jpg

 

           Cây gai sau khi thu hoạch, bà con dùng máy tuốt lấy vỏ cây gai, còn phụ phẩm của cây được ủ làm phân bón hoặc làm thức ăn cho trâu, bò, cá.

 

 198d5224408t37907l0.jpg

Vỏ gai sau khi tuốt vỏ...

 

Thu hoạch cây gai xanh ở Bản Muỗng

Đăng lúc: 31/10/2022 11:08:44 (GMT+7)

         Bản Muỗng là bản đầu tiên của xã Trung Xuân, huyện Quan Sơn trồng cây gai xanh bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập cho bà con nông dân.

 

198d5220841t56556l0.jpg
         Để thực hiện Đề án phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh phục vụ Nhà máy sản xuất sợi dệt An Phước tại xã Cẩm Tú, huyện Cẩm Thuỷ đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, huyện Quan Sơn đã và đang chỉ đạo các xã, thị trấn tích cực đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đưa cây gai xanh thay thế một số cây trồng kém hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập của người dân.

 

 198d5220558t49794l0.jpg

 

         Trung Xuân là xã đầu tiên của huyện Quan Sơn trồng cây gai xanh, tổng diện tích cây gai xanh toàn xã hiện nay là 24 ha; trong đó cây gai xanh được trồng nhiều nhất ở bản Muỗng, bản La, bản Phú Nam.

 

 198d5222050t53330l0.jpg

         Bản Muỗng là bản tiên phong trong việc đưa cây gai xanh thay thế cho các loại cây kém hiệu quả. Bản có 39 hộ thì có 10 hộ tiên phong trồng cây gai xanh từ năm 2021, với tổng diện tích toàn bản là 7 ha. Cây gai xanh phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng ở bản Muỗng nên sinh trưởng và phát triển tốt.

 

 198d5220954t67111l0.jpg

 

          Những ngày này, bà con bản Muỗng, xã Trung Xuân đang thu hoạch vụ cây gai xanh thứ 4 trong năm. Để thuận lợi cho việc chăm sóc, thu hoạch, bản Muỗng đã thành lập tổ hợp tác cây gai xanh với 10 hộ tham gia. Thành viên trong tổ hợp tác được hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây gai, hỗ trợ kinh phí mua giống, vật tư, máy tuốt vỏ gai, phân bón...

 

 198d5222030t35634l0.jpg

 

       Gia đình ông Hà Văn Thế, bản Muỗng là 1 trong 10 hộ của bản mạnh dạn trồng cây gai xanh thay thế cho các loại cây trồng năng suất thấp. Ông cho biết: Gia đình ông có 8.000 m2 đất trồng cây gai xanh. Đây là giống cây có tuổi đời từ 7-10 năm, chỉ cần xuống giống một lần thì khoảng 10 năm sau mới phải trồng lại, trung bình 50 ngày cây gai cho thu hoạch một lần nên hiệu quả kinh tế mang lại tương đối cao.

 

 198d5222853t53809l0.jpg

 

           Ông Thể cho biết thêm, hiện nay giá nhà máy sản xuất sợi dệt An Phước (Cẩm Thuỷ) thu mua là 47.000 đồng/kg vỏ gai khô loại 1.

 

 198d5223236t93887l0.jpg

 

        Anh Hà Văn Hiếm, bản Muỗng có 1 ha trồng cây gai xanh, hiện nay cây gai xanh cũng đang được gia đình thu hoạch lứa thứ 4 để nhập cho nhà máy sản xuất sợi dệt An Phước. Trung bình 1 ha, gia đình anh Hiếm thu hoạch 7 tạ, với giá 47.000 đồng/kg vỏ gai khô, so với giá các loại cây ngô, sắn, lúa thì cây gai cho thu hoạch gấp nhiều lần.

 

 198d5224300t52479l0.jpg

 

           Cây gai sau khi thu hoạch, bà con dùng máy tuốt lấy vỏ cây gai, còn phụ phẩm của cây được ủ làm phân bón hoặc làm thức ăn cho trâu, bò, cá.

 

 198d5224408t37907l0.jpg

Vỏ gai sau khi tuốt vỏ...